Lưu ý khi lắp đặt sàn gỗ công nghiệp kiểu xương cá
Các loại gỗ lát sàn đang dần trở thành xu hướng và sự lựa chọn hàng đầu. Điều này hoàn toàn nhờ tính thẩm mỹ và linh hoạt của sàn gỗ công nghiệp. Tuy nhiên, bạn có biết rằng có nhiều kiểu lát sàn. Trong đó lắp sàn gỗ kiểu xương cá đang rất được yêu thích. Vậy sàn gỗ lát xương cá là gì?
Lát sàn gỗ theo kiểu xương cá là gì?
Đây là một phong cách thiết kế nội thất sàn gỗ theo phong cách cổ điển truyền thống cổ kính.
Ưu điểm của kiểu lát sàn gỗ này mang một phong cách cổ điển. Nó phù hợp với đa số và hầu hết các căn hộ nhà ở. Đặc biệt là các gia đình sử dụng nền sàn gỗ cứng rắn. Mục đích là để chịu được lực bề mặt lớn đến tình trạng bị cong vênh do sự thay đổi thất thường của thời tiết.
Về nhược điểm, thi công khá khó khăn. Bởi vậy yêu cầu phải có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và chuyên lắp đặt loại sàn gỗ kiểu xương cá. Bên cạnh đó, chi phí để lắp đặt và sửa chữa cũng khá cao, không phù hợp với phong cách hiện đại.
Quy trình thi công sàn gỗ xương cá công nghiệp
Bước 1: Xử lý bề mặt sàn
Các bạn cần phải xử lý bề mặt sàn gỗ công nghiệp thật kỹ càng. Đặc biệt trước khi tiến hành lắp đặt sàn gỗ. Hãy quét dọn và vệ sinh sàn nhà thật sạch sẽ. Luôn đảm bảo cho bề mặt sàn thật phẳng, khô và cứng. Tránh tình trạng bị cong vênh hoặc bị lún khi lắp sàn gỗ.
Bước 2: Trải lớp lót sàn
Việc trải lớp lót giúp cho sàn gỗ công nghiệp không bị ẩm mốc. Mặt khác nó cũng hạn chế được tiếng ồn do ván gỗ tạo nên. Vật liệu trải lớp lót sàn có thể là xốp nilon, xốp tráng bạc, cao su non… Lưu ý ở bước này là phải trải thật phẳng, để khoảng cách so với chân tường rồi dùng băng dính để gắn kết hai lớp lại kề nhau.
Bước 3: Lắp đặt sàn gỗ xương cá
Nên lắp đặt sàn gỗ theo thứ tự từ góc phòng ra ngoài và theo chiều của ánh sáng. Điều này để làm nổi bật vân gỗ. Nối đầu các mép của mỗi thanh gỗ chéo với nhau theo kiểu xương cá. Để khoảng cách giữa mép sàn gỗ và chân tường hợp lý nhất.
Bước 4: Lắp phụ kiện sàn gỗ
Phụ kiện sàn gỗ sẽ giúp che hết khe hở. Cố định mép của ván sàn gỗ và ép sàn gỗ xuống mặt nền.
Bước 5: Kết thúc việc lắp sàn gỗ xương cá
Sử dụng nẹp để kết thúc lắp sàn với tấm ghép cuối cùng. Sau khi kết thúc thì các bạn dọn dẹp để có một không gian mới với sàn gỗ xương cá.
Lắp sàn gỗ kiểu xương cá cần chú ý gì?
Hãy chắc chắn rằng bề mặt trước khi thi công phải là mặt phẳng:
Hãy loại bỏ hết những chỗ gồ ghề trên mặt sàn gỗ cần thi công. Đối với nền bê tông hay xi măng lên được láng phẳng và để khô. Tránh các điểm lồi lõm trên bề mặt
Tuyệt đối không được lát sàn gỗ thông phòng vào quá sát mép tường:
Sàn gỗ sẽ bị thay đổi theo thời tiết. Nhiệt độ có thể làm cho gỗ bị giãn nở. Chính vì vậy không nên lát thông phòng. Hãy ngắt mạch hở giữa các phòng để trừ trường hợp sàn gỗ giãn nở.
Chỉ thi công lát sàn gỗ khi lắp xong cửa và sơn tường:
Tránh các tác động xấu từ thời tiết bên ngoài như mưa hoặc nắng hắt vào làm ảnh hưởng đến sàn gỗ. Bạn nên hoàn thiện xong cửa và việc sơn tường. Như vậy việc thi công lắp đặt sàn gỗ sẽ là công đoạn cuối cùng. Sàn gỗ của bạn sẽ đẹp có tính thẩm mỹ cao và sử dụng lâu bền.
Cần chọn vật liệu hay phụ kiện phù hợp cho sàn gỗ ở các không gian khác nhau:
Sử dụng xốp nilon 3mm, xốp nilon tráng bạc hay foam cao su non làm lớp lót sàn gỗ.
Lựa chọn kích thước của thanh sàn gỗ phù hợp với từng không gian:
Nếu bạn có không gian diện tích nhỏ hẹp thì nên lựa chọn loại sàn gỗ có kích thước dày 8mm. Còn nếu đối với không gian rộng lớn thì loại sàn gỗ công nghiệp dày 10mm đã rất thích hợp.